Vì sao khủng long biến mất

 [tintuc] Bụi thiên thạch tạo ra mùa đông dài 15 năm xóa sổ khủng long Nghiên cứu mới công bố cho thấy tiểu hành tinh Chicxulub có đường kính khoảng 10 km nghiền nát đá thành bụi che phủ đầu trời, ngăn chặn quang hợp, xóa sổ nhiều loài thực vật và khủng long. Mô phỏng tiểu hành tinh Chicxulub gây ra sự kiện đại tuyệt chủng trên Trái Đất 66 triệu năm trước. Ảnh:  Phys.org Cách đây khoảng 66 triệu năm, một tiểu hành tinh lớn hơn núi Everest đâm vào Trái Đất, tiêu diệt 3/4 sự sống trên hành tinh, bao gồm khủng long. Nhưng tác động mà tiểu hành tinh Chicxulub gây ra khiến những động vật đó tuyệt chủng như thế nào vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Giả thuyết hàng đầu gần đây là lưu huỳnh từ vụ va chạm hoặc muội than từ các đám cháy rừng trên toàn cầu mà nó dấy lên, che kín bầu trời, làm thế giới chìm trong mùa đông tối tăm kéo dài và chỉ có vài loài may mắn sống sót. Tuy nhiên, nghiên cứu công bố hôm 30/10 trên tạp chí  Nature Geoscience  dựa trên hạt tìm thấy ở một di chỉ hóa thạch quan trọng c